Hiện nay ngành dập nguội đang rất phát triển ở nước ta, bởi nó có rất nhiều những ưu điểm như hiệu quả kinh tế cao, năng suất lơn, hình thức sản phẩm đa dạng, và đẹp. Tuy nhiên các tài liệu tham khảo, tra cứu về dập nguội rất hiếm và đa phần là những cuốn tài liệu cũ, được viết, và dịch từ những năm 1970. Chúng tôi xin được giới thiệu đến mọi người cuốn sách Sổ tay dập nguội tập 1,2 - Nguyễn Giảng, Lê Nhương,
Cuốn sách sổ tay dập nguội tập 1,2 là cuốn sách quý báu đối với Những người làm về dập nguội, các kỹ sư thiết kế khuôn dập nguội, các bạn sinh viên làm đồ án, bài tập lớn, học tập và nghiên cứu về dập nguội. Cuốn sách Trình bày lý thuyết về dập nguội, đặc điểm của dập nguội và công nghệ dập nguội, các số liệu và tài liệu về công nghệ dập nguội.
Dập nguội là phương pháp gia công kim loại bằng áp lực, được sử dụng rộng rãi trong các nghành công nghiệp hiện nay.
Giới thiệu chung về cuốn sách Công nghệ dập nguội tác giả Tôn Yên
Cuốn sách Công nghệ dập nguội pdf tác giả trình bầy các công nghệ các chi tiết bằng phương pháp dập nguội. Phương pháp trình bầy theo thứ tự quá trình công nghệ chế tạo: từ Nguyên liệu, chuẩn bị phôi, và đến các nguyên công cắt, đột, uốn dập vuốt, tạo hình, ép chẩy nguội, ...
Cuốn sách giới thiệu các phương pháp dập bằng sóng xung như dập bằng sức nổ, điện, từ trường, hiệu ứng điện thủy lực. Trình bầy các phương pháp thiết kế, chế tạo và sử dụng khuôn dập, cũng như các biện pháp tổ chức sản xuất, định mức kỹ thuật. Cuốn sách cũng trình bầy phần cơ khí hóa và tự động hóa trongsản xuất dập nguội.
Cuốn sách công nghệ dập nguội, được tác giả Tôn Yên biên soạn dựa trên sự tổng hợp và chọn lọc của nhiều tài liệu trong và ngoài nước. Đồng thời có sự đúc kết các kinh nghiệm sản xuất của nhiều cơ sở dập nguội trong nước.
Nội dung chi tiết của cuốn sách công nghệ dập nguội.
Chương I: Các việc cần chuẩn bị cho dập nguội.
1. Kiểm tra và thử vật liệu. 2. Chuẩn bị vật liệu 3. Xếp hình pha băng. - 3.1. Các phương pháp xếp hình - 3.2. Hiệu suất sử dụng vật liệu - 3.3. Trị số mạch nối và mép thửa. - 3.4. Tinh toàn chiều rộng bằng vật liệu. - 3.5. Cắt pha băng trên tấm vật liệu 4. Cắt vật liệu tắm. - 4.1. Cắt vật liệu tấm bằng dao cắt. - 4.2. Cắt vật liệu tầm trong khuôn dập.
Chương 2: Cắt hình và đột lỗ.
1. Quá trình cắt hình và dột lỗ 2. Khe hở giữa chày và cối. 3. Xác định kích thước làm việc và dung sai chế tạo chầy, cối của khuôn cắt hình và đột lỗ 3 1. Xác định kích thước và dung sai chế tạo chày, cối cắt hình và đột lỗ tròn 3.2. Xác định kích thước và dung sai chế tạo chày, cối cắt hình và đột lỗ không tròn. 4. Xác định lực cắt hình và đột lỗ . 4.1. Công thức tính toán 4.2. Các biện pháp làm giảm lực cắt – đột. 5. Xác định tâm áp lực của khuôn cắt hình và đột lỗ 5.1. Phương pháp giải tích xác định tâm áp lực của khuôn cắt hình và đột lỗ 5.2. Phương pháp biều đồ đề xác định tâm áp lực của khuôn cắt hình và đột lỗ 6. Lực thảo vật cất và phế liệu 6.1.Lực tháo phế liệu 6.2.Lực đẩy vật cắt. 7. Độ chính xác của sản phầm cắt hình và đột lỗ 8. Các yêu cầu công nghệ đối với sản phẩm cắt hình và đột lỗ 9. Kết cấu khuôn cắt hình và đột lỗ 9.1. Kết cấu của chày, cối. 9.2. Kết cấu khuôn cắt hình và đột lỗ. 10. Cắt hình bằng cao su. 11. Cắt hình và đột lỗ tinh.
Dập vỏ ô tô
Chương 3: SỬA TINH
1.Sửa tinh theo vòng ngoài (cất hình – sửa tinh)
1.1. Quá trình cắt hình sửa tinh 1.2. Lượng dư đề sửa tinh 1.3. Lực sửa tinh. 1.4. Kết cấu bộ phận làm việc của khuôn sửa tỉnh vòng ngoài 1.5. Khuôn đề sira tinh 1.6. Độ chính xác và chất lượng bề mặt sửa tình 1.7. Sửa tỉnh mặt ngoài bằng phương pháp ép.
2. Sửa tình theo lỗ.
2.1. Quá trình sửa tính lỗ. 2.2. Lượng dư đề sửa tính lỗ. 2.3. Lực sửa Tinh. 2.4. Tính toán kích thước chảy sửa tình lỗ 2.5. Sửa tính lỗ không có phoi
Chương 4: UỐN
1. Quá trình uốn
2. Lớp trung hòa
3.Tính Uốn Phôi
4. Bánh kính uốn lớn nhất và nhỏ nhất cho phép
5. Tính đàn hồi khi uốn
6. Lực Uốn
7. Độ chính xác vật uốn
8. yêu cầu công nghệ đối với vật uốn.
9. Kích thước phần làm việc của khuôn trên
10. kết cấu khuôn uốn
11.Các trường hợp uốn đặc biệt
CHƯƠNG 5: Dập Vuốt
Chương 6: Các công việc tạo hình
Chương 7: Dập nổi mặt, chồn và ép nguội
Chương 8: Các phương pháp dập bằng sóng xung
Chương 9: Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất dập nguội.
Chương 10: Các bước tính toán công nghệ và chọn máy
Chương 11: THIẾT KẾ CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG KHUÔN DẬP
Một số cuốn sách liên quan đến dập nguội
1. Sổ tay dập nguội - Nguyễn Giảng - Lê Nhương, Tập 1,2 NXB KHKT Hà Nội năm 1974.
Hiện nay, việc thiết kế một bộ khuôn dập tấm đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều khi bạn có thể sử dụng một số phần mềm thiết kế như AutoCad, Catia,… Tuy nhiên, việc am hiểu về 1 công cụ thiết kế vẫn chưa đủ, để có thể tạo ra một bộ khuôn dập tấm hoàn chỉnh là các kỹ sư cần có kiến thức chuyên môn về mảng thiết kế khuôn. Một trong những công cụ có khả năng cung cấp đầy đủ các kiến thức cho người mới bắt đầu là” Sổ tay thiết kế khuôn dập tấm”. Bài viết dưới đây của THƯ VIỆN GMEK sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cuốn sổ tay này.
Tổng quan về cuốn sách sổ tay thiết kế khuôn dập tấm
Sổ tay thiết kế khuôn dập tấm là cuốn sách giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về toàn bộ quy trình trong thiết kế khuôn dập. Cuốn sách này bao gồm 9 chương với mỗi phần sẽ cung cấp cho người đọc lượng kiến thức khác nhau. Sổ tay thiết kế khuôn dập tấm được VÕ TRẦN KHÚC NHÃ biến dịch và biên soạn lại từ một cuốn sách bên nước ngoài của tác giả V.L. MARTRENCO – L.I RUDMAN. 2 ông là người đặt nền móng cho sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo khuôn dập.
Cuốn sách Sổ tay thiết kế khuôn dập tấm trình bầy các tư liệu về vật liệu dập, các đề nghị về việc triển khai hợp lý vật liệu, các phương pháp tính toán các thống số của phần lớn các thao tác dập tấm, Các số liệu tra cứu để thiết kế khuôn dập. Ngoài ra cuốn sách trình bầy các phương pháp thiết kế khuôn dập tinh, dập nhanh, các khuôn hợp kim cứng, Thiết kế nhanh, thiết kế tự động các khuôn dập.
Với Nội dung đầy đủ và xúc tích của cuốn sổ tay này, bất kỳ người nào cũng có thể đọc và hiểu được các kiến thức bên trong cuốn sách. Do đó, nếu bạn là người có mong muốn tiếp cận công việc thiết kế khuôn dập thì “sổ tay thiết kế khuôn dập tấm pdf" là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Chi tiết nội dung cuốn sách sổ tay thiết kế khuôn dập tấm.
Chương 1: Các luận điểm thiết kế về khuôn dập
Ở chương 1 của cuốn sổ tay thiết kế khuôn dập tấm, người đọc sẽ hiểu được các cách để khai triển vật liệu. Đồng thời, họ cũng có cái nhìn tổng quan nhất về các yêu cầu chung đối với việc thiết và chế tạo khuôn dập, các lựa chọn vật liệu để chế tạo các chi tiết khuôn dập.
Chương 2: Các khuôn dập dùng cho các thao tác phân chia
- Sự bố trí các chi tiết chính của khuôn dập trong vùng làm việc của nó
- Thiết kế các bộ phận định vị và các bộ phận dẫn hướng của các khuôn dập
- Những đặc điểm thiết kế các khuôn dập
- Tính các kích thước thực hành của các chi tiết làm việc trong khuôn dập
- Thiết kế và tính độ bền của các chi tiết làm việc trong khuôn dập
- Đặc điểm của các thao tác phân chia
- Những yêu cầu đối với tính công nghệ của các chi tiết dập
- Tính toán các thông số thiết yếu để thực hiện các thao tác phân chia và chọn máy dập
Chương 3: Các khuôn để uốn
- Đặc điểm thao tác uốn
- Các yêu cầu đối với tính công nghệ của các chi tiết được chế tạo bằng cách uốn
- Tính toán sự đàn hồi khi uốn
- Tính các lực cận phải có để uốn và chọn máy dập
- Các sơ đồ kết cấu điển hình của các khuôn dập và các chi tiết của chúng
- Tính kích thước phôi để uốn
- Tính các kích thước và thiết kế các chi tiết làm việc của khuôn dập
Chương 4: Các khuôn dập để vuốt
- Đặc điểm thao tác vuốt
- Tính toán và thiết kế các chi tiết chính của khuôn dập
- Các sơ đồ kết cấu khuôn dập điển hình
- Các đặc điểm thiết kế các khuôn dập để vuốt các chi tiết từ kim loại có các tính chất đặc biệt và từ á kim
- Các yêu cầu đối với tính công nghệ của các chi tiết được chế tạo bằng cách vuốt
- Tính các thông số công nghệ vuốt
- Sự vuốt trong dải vật liệu
- Những kiến thức cơ bản về vuốt các chi tiết côn
Chương 5: Các khuôn dập để gấp mép, đục thủng, tạo hình nổi, nong, tóp, quấn, cuộn, nắn, chỉnh và dập nổi
- Sự gấp mép và sự làm thủng
- Sự tạo hình nổi
- Sự nắn và sự chỉnh (hiệu chuẩn)
- Sự dập nổi
- Sự cuộn
- Sự nong và sự tóp
Khuôn dập
Chương 6: Các đặc điểm thiết kế các khuôn dập có các chi tiết làm việc được chế tạo bằng hợp kim cứng
- Các đặc điểm công nghệ chế tạo các khuôn hợp kim cứng và sự ảnh hưởng của công nghệ đối với sự thiết kế các khuôn
- Các yêu cầu đối với các khuôn dập có các chi tiết được chế tạo bằng hợp kim cứng và các đặc điểm kết cấu cấc chi tiết làm việc
- Chọn và tính các chi tiết chính và phụ của các khuôn dập
- Các khuôn hợp kim cứng đặc biệt bền
Chương 7: Sự đảm bảo năng suất dập gia tăng, độ tin cậy vận hành cao và tính hiệu quả sản xuất các khuôn dập
- Các đặc điểm thiết kế các khuôn để dập nhanh
- Các đặc điểm thiết kế các khuôn dập có các chi tiết làm việc được chế tạo bằng các phương pháp công nghệ điện trong chế độ tự động và bán tự động
- Các kết cấu của các bộ phận nâng cao chất lượng sử dụng và độ bền các khuôn dập
Chương 8: Sự thiết kế nhanh và tự động các khuôn dập
- Các sơ đồ chính thiết kế nhanh các khuôn dập
- Hệ thống thiết kế nhanh “Suprstamp – 2”
- Sự thiết kế tự động các khuôn dập
- Sự thiết kế rút gọn có sử dụng các tài liệu tiêu chuẩn (TRTT)
- Sự thiết kế nhanh có thực hiện HS trên một tờ
- Sự thiết kế nhanh các khuôn dập có sử dụng các bản vẽ mẫu
Chương 9: Các cụm và các chi tiết chức năng tổng quát
- Các bệ và các cụm dẫn hướng
- Các chi tiết và các cụm khác có chức năng tổng quát
Với nội dung đầy đủ, súc tích cuốn sách thực sự là một trong những cuốn sổ tay kỹ thuật quý báu cho Những kỹ sư thiết kế, những người làm việc trực tiếp trong Nghành
Một số cuốn sách liên quan đến dập tấm và làm khuôn dập tấm