[/motangan]
[chitiet] Chế độ cắt là yếu tố cực kỳ quan trọng trong gia công cắt gọt kim loại, một chế độ cắt hợp lý sẽ giúp tăng tuổi bền của giao, tuổi bền của máy, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm... Một chế độ cắt tối ưu là yếu tố mà tất cả các nhà gia công đều mong muốn đạt được.
Các thông số cơ bản của chế độ cắt: Chiều sâu cắt t(mm), Tốc độ quay S(Vòng/phút), Bước tiến dao (mm/phút), ...Các thông số kỹ thuật này không phải ngẫu nhiên có được, chúng được tính toán và lựa chọn tùy thuộc vào từng loại dao, vật liệu gia công, độ cứng vững của máy, gá kẹp...
Để giúp các bạn sinh viên có tài liệu tham khảo khi làm đồ án công nghệ chế tạo máy, các kỹ sư có thêm tài liệu để tra cứu, tính toán chế độ cắt chúng tôi GMEK giới thiệu cuốn sách Chế độ cắt gia công cơ khí - Trường cao đẳng công nghiệp hà nội.
[/chitiet]
Hình học họa hình là một trong những môn học cơ sở của chương trình đào tạo kỹ sư khối nghành kỹ thuật. Đối tượng của hình học họa hình là nghiên cứu và biện giải các phương pháp xây dựng hình biểu diễn của các hình không gian lên mặt phẳng và các phương pháp giải những bài toán hình học bằng những hình biểu diễn ấy.
Hình biểu diễn xây dựng theo quy tắc của hình học họa hình cho chúng ta hình dung được hình dạng của các đối tượng và vị trí tương đối của chúng trong không gian, xác định được các kích thước của chúng và nghiên cứu các tính chất hình học của đối tượng được biểu diễn. Hình học họa hình khơi gợi khả năng hình dung không gian và phát triển khả năng ấy.
Hình học họa hình bảo đảm được tính trực quan và chính xác , và do đó giúp chúng ta hình dung và thực hiện được vật thể được biểu diễn. Hình học họa hình được ứng dụng nhiều trong thực tế xây dựng và các bản vẽ kỹ thuật.
Nội dung cơ bản cuốn sách Giáo trình hình học họa hình
Chương 1: Cách thành lập hình chiếu
Chương 2: Điểm và đường thẳng Chương 3: Mặt phẳng Chương 4: Vị trí tương đối của hai mặt phẳng, của đường thẳng và mặt phẳng Chương 5: Các phép thay mặt phẳng hình chiếu, phép xoay Chương 6: Biểu diễn các đa diện Chương 7: Đường cong Chương 8: Mặt cong Chương 9: Giao của mặt cong với mặt phẳng, và đường thẳng Chương 10: Giao của các mặt trong đó có ít nhất một mặt là mặt cong Chương 11: Khai triển mặt cong Chương 12: Hình chiếu trục đo
Một số tài liệu liên quan đến hình họa vẽ kỹ thuật
Máy Phay được sử dụng trong phần lớn các xưởng cơ khí, là loại máy quan trọng không thể thiếu được, ở một số nhà máy máy phay chiếm vào khoảng 1/5 số lượng máy của toàn nhà máy.
Các bộ phận chính của máy phay
Cuốn sách KỸ THUẬT PHAY được dịch từ Cuốn sách Фрезерное дело - Tác giả Ф . А. Барбашов xuất bản năm 1975 tại Liên Xô. Cuốn sách được in tại Nga năm 1984 sách được in mầu, hình ảnh minh họa rõ nét, bìa cứng chất lượng sách rất tốt dù đã xuất bản từ rất lâu. Cuốn sách Kỹ thuật phay giới thiệu công nghệ phay các dạng chi tiết điển hình trên máy phay, phay bề mặt định hình trên máy phay vạn năng, Cách xây dựng quy trình công nghệ Gia công chi tiết phay, Chọn chế độ cắt khi phay, chọn và sử dụng dụng cụ và đồ gá dùng trong quá trình phay, cơ khí hóa và tự động hóa quá trình phay v.v..
Cách gá dao trên máy phay
Cuốn sách kỹ thuật phay được dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, tài liệu bổ túc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật, làm tài liệu tham khảo cho cán bộ kỹ thuật ...
Nội dung cơ bản của sách kỹ thuật phay
Chương 1. Những khái niệm cơ bản về kỹ thuật phay Chương 2. Phay mặt phẳng bằng dao phay hình trụ, dao dao phay mặt đầu, dao phay quay và tổ hợp dao phay. Chương 3. Phay bậc và phay rãnh, cắt đứt một phần và cắt đứt chia chi tiết, phay rãnh và phay then hoa Chương 4. phay mặt định hình trên máy phay vạn năng. Chương 5. Quy trình công nghệ gia công cơ khí các chi tiết. Chương 6. Máy phay. Chương 7. Đầu chia độ. Chương 8. Những công việc phay có đầu chia độ. Chương 9. Nguyên lý cắt kim loại. Chương 10. Quy trình công nghệ gia công chi tiết điển hình. Chương 11. Những khái niệm cơ bản về tiêu chuẩn hóa và chất lượng sản phẩm. Chương 12. Khái niệm về cơ khí hóa và tự động hóa quá trình sản xuất. Chương 13. Máy phay điều khiển theo chương trình số. Chương 14. Thiết bị điện của máy phay. Chương 15. Kỹ thuật an toàn, các biện pháp phòng cháy chữa cháy.
Dập nguội là phương pháp gia công kim loại bằng áp lực, được sử dụng rộng rãi trong các nghành công nghiệp hiện nay.
Giới thiệu chung về cuốn sách Công nghệ dập nguội tác giả Tôn Yên
Cuốn sách Công nghệ dập nguội pdf tác giả trình bầy các công nghệ các chi tiết bằng phương pháp dập nguội. Phương pháp trình bầy theo thứ tự quá trình công nghệ chế tạo: từ Nguyên liệu, chuẩn bị phôi, và đến các nguyên công cắt, đột, uốn dập vuốt, tạo hình, ép chẩy nguội, ...
Cuốn sách giới thiệu các phương pháp dập bằng sóng xung như dập bằng sức nổ, điện, từ trường, hiệu ứng điện thủy lực. Trình bầy các phương pháp thiết kế, chế tạo và sử dụng khuôn dập, cũng như các biện pháp tổ chức sản xuất, định mức kỹ thuật. Cuốn sách cũng trình bầy phần cơ khí hóa và tự động hóa trongsản xuất dập nguội.
Cuốn sách công nghệ dập nguội, được tác giả Tôn Yên biên soạn dựa trên sự tổng hợp và chọn lọc của nhiều tài liệu trong và ngoài nước. Đồng thời có sự đúc kết các kinh nghiệm sản xuất của nhiều cơ sở dập nguội trong nước.
Nội dung chi tiết của cuốn sách công nghệ dập nguội.
Chương I: Các việc cần chuẩn bị cho dập nguội.
1. Kiểm tra và thử vật liệu. 2. Chuẩn bị vật liệu 3. Xếp hình pha băng. - 3.1. Các phương pháp xếp hình - 3.2. Hiệu suất sử dụng vật liệu - 3.3. Trị số mạch nối và mép thửa. - 3.4. Tinh toàn chiều rộng bằng vật liệu. - 3.5. Cắt pha băng trên tấm vật liệu 4. Cắt vật liệu tắm. - 4.1. Cắt vật liệu tấm bằng dao cắt. - 4.2. Cắt vật liệu tầm trong khuôn dập.
Chương 2: Cắt hình và đột lỗ.
1. Quá trình cắt hình và dột lỗ 2. Khe hở giữa chày và cối. 3. Xác định kích thước làm việc và dung sai chế tạo chầy, cối của khuôn cắt hình và đột lỗ 3 1. Xác định kích thước và dung sai chế tạo chày, cối cắt hình và đột lỗ tròn 3.2. Xác định kích thước và dung sai chế tạo chày, cối cắt hình và đột lỗ không tròn. 4. Xác định lực cắt hình và đột lỗ . 4.1. Công thức tính toán 4.2. Các biện pháp làm giảm lực cắt – đột. 5. Xác định tâm áp lực của khuôn cắt hình và đột lỗ 5.1. Phương pháp giải tích xác định tâm áp lực của khuôn cắt hình và đột lỗ 5.2. Phương pháp biều đồ đề xác định tâm áp lực của khuôn cắt hình và đột lỗ 6. Lực thảo vật cất và phế liệu 6.1.Lực tháo phế liệu 6.2.Lực đẩy vật cắt. 7. Độ chính xác của sản phầm cắt hình và đột lỗ 8. Các yêu cầu công nghệ đối với sản phẩm cắt hình và đột lỗ 9. Kết cấu khuôn cắt hình và đột lỗ 9.1. Kết cấu của chày, cối. 9.2. Kết cấu khuôn cắt hình và đột lỗ. 10. Cắt hình bằng cao su. 11. Cắt hình và đột lỗ tinh.
Dập vỏ ô tô
Chương 3: SỬA TINH
1.Sửa tinh theo vòng ngoài (cất hình – sửa tinh)
1.1. Quá trình cắt hình sửa tinh 1.2. Lượng dư đề sửa tinh 1.3. Lực sửa tinh. 1.4. Kết cấu bộ phận làm việc của khuôn sửa tỉnh vòng ngoài 1.5. Khuôn đề sira tinh 1.6. Độ chính xác và chất lượng bề mặt sửa tình 1.7. Sửa tỉnh mặt ngoài bằng phương pháp ép.
2. Sửa tình theo lỗ.
2.1. Quá trình sửa tính lỗ. 2.2. Lượng dư đề sửa tính lỗ. 2.3. Lực sửa Tinh. 2.4. Tính toán kích thước chảy sửa tình lỗ 2.5. Sửa tính lỗ không có phoi
Chương 4: UỐN
1. Quá trình uốn
2. Lớp trung hòa
3.Tính Uốn Phôi
4. Bánh kính uốn lớn nhất và nhỏ nhất cho phép
5. Tính đàn hồi khi uốn
6. Lực Uốn
7. Độ chính xác vật uốn
8. yêu cầu công nghệ đối với vật uốn.
9. Kích thước phần làm việc của khuôn trên
10. kết cấu khuôn uốn
11.Các trường hợp uốn đặc biệt
CHƯƠNG 5: Dập Vuốt
Chương 6: Các công việc tạo hình
Chương 7: Dập nổi mặt, chồn và ép nguội
Chương 8: Các phương pháp dập bằng sóng xung
Chương 9: Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất dập nguội.
Chương 10: Các bước tính toán công nghệ và chọn máy
Chương 11: THIẾT KẾ CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG KHUÔN DẬP
Một số cuốn sách liên quan đến dập nguội
1. Sổ tay dập nguội - Nguyễn Giảng - Lê Nhương, Tập 1,2 NXB KHKT Hà Nội năm 1974.
Cuốn sách KỸ THUẬT TIÊN được dịch ra từ cuốn sách xô viết ТОКАРНОЕ ДЕЛО. Ở Liên Xô cuốn sách này đã được phát hành với số lượng lớn làm tài liệu đào tạo thợ tiện trong các trường chuyên nghiệp và lớp học nghề tại các nhà máy. Nội dung cuốn sách trình bầy kết cấu, nguyên lý làm việc của máy tiện 1K62 và 16K20, công nghệ gia công các chi tiết trên nó, tổ chức nơi làm việc của thợ tiện, khái niệm về cách lập quy trình công nghệ gia công tiện, chọnchế độ cắt, dụng cụ, đồ gá, cơ khí hóa và tự động hóa trong quá trình gia công trên máy tiện.
cách gá lắp, gia công tiện mặt định hình
Cuốn sách cung cấp các bản vẽ kỹ thuật, các bản vẽ phác của các loại gá lắp, và dụng cụ gia công có năng suất cao. Cuốn sách KỸ THUẬT TIỆN phù hợp với đông đảo bạn đọc có trình độ toán sơ cấp, kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, kỹ thuật cơ khí và công nghệ Vật liệu... Sách được dùng làm tài liệu học tập trong các trường đào tạo công nhân kỹ thuật, là tài liệu cho công nhân học tập nâng cao tay nghề, làm tài liệu tham khảo cực hữu ích cho sinh viên , kỹ sư cơ khí ...
Nội dung cơ bản cuốn sách kỹ thuật tiện
PHẦN THỨ NHẤT: CÁC NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT TIỆN Chương 1: Khái niệm cơ bản về gia tiện Chương 2: Gia công mặt trụ ngoài Chương 3: Quy trình công nghệ gia công tiện Chương 4: Gia công lỗ trụ Chương 5: Cắt ren bằng Taro và bàn ren Chương 6: Gia công mặt côn PHẦN THỨ HAI: MÁY TIỆN Chương 7: Các cơ cấu chuyển động của máy Chương 8: Khái quát chung về các loại máy tiện Chương 9: Máy tiện vít 1K62. Chương 10: Máy tiện vít 16K20 Chương 11: Nguyên lý vận hành máy tiện.
PHẦN THỪ BA: CÔNG VIỆC TIỆN CÓ ĐỘ PHỨC TẠP CAO Chương 12: Gia công mặt định hình Chương 13: Gia công tinh nhẵn bề mặt Chương 14: Cắt ren bằng dao tiện ren Chương 15: Gia công chi tiết với gá lắp phức tạp PHẦN THỨ TƯ: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CẮT GỌT KIM LOẠI Chương 16: Cơ sở vật lý của quá trình cắt gọt kim loại. Chương 17: Dao tiện Chương 18: Các quy luật của quá trình cắt gọt kim loại trên máy tiện PHẦN THỨ NĂM: GIA CÔNG CÁC CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH TRÊN MÁY TIỆN
Chương 19: Quy trình công nghệ gia công một số chi tiết điển hình trên máy tiện Chương 20: Biện pháp nâng cao năng suất lao động gia công trên máy tiện. Chương 21: Phân loại máy tiện PHẦN THỨ SÁU: KHÁI NIỆM VỀ CƠ KHÍ HÓA VÀ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG SẢN XUẤT Chương 22: Cơ khí hóa trong sản xuất Chương 23: Tự động hóa trong sản xuất Chương 24: Kỹ thuật an toàn
Thư viện sách GMEK giới thiệu Cuốn sách Vẽ Kỹ thuật - Sách dịch từ bản tiếng Nga
Chúng ta đã nhìn thấy chiếc máy bay hiện đại, những máy công cụ đồ sộ, hay những chiếc xe máy mà chúng ta dùng thường nhật..., Chúng ta không thể tưởng tượng rằng các máy móc, thiết bị hiện đại này sẽ không được tạo ra và đưa vào sản xuất hàng loạt nếu không xây dựng một hệ thống các loại bản vẽ kỹ thuật cho chúng. Bản vẽ được coi là tiếng nói của người làm kỹ thuật. Bản vẽ là tài liệu kỹ thuật, bao gồm các hình biểu diễn của vật thể và những số liệu khác cần thiết cho việc chế tạo và kiểm tra vật thể.
Cuốn sách Vẽ kỹ thuật của tác giả LX.VƯSEPÔNXKI là cuốn sách giáo khoa dùng trong các trường trung học dậy nghề ở Liên Xô. Cuốn sách gồm 10 chương, bao gồm những vấn đề cơ bản về lập và đọc bản vẽ cơ khí: Vẽ hình học, vẽ hình chiếu, vẽ quy ước, bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, sơ đồ ... Nội dung cuốn sách rất phong phú, cách thức trình bầy dễ hiểu, các hình vẽ và bản vẽ minh họa rất rõ ràng sáng sủa. trong mỗi phần, mỗi chương đều có câu hỏi kiểm tra, các bài tập và các bài vẽ thực hành đa dạng phù hợp với yêu cầu và nội dung chương trình môn vẽ kỹ thuật dùng trong các trường kỹ thuật tại Nước ta.
Chi tiết Nội dung cuốn sách Vẽ kỹ thuật
Chương 1: Mở đầu về giáo trình vẽ kỹ thuật
Chương 2: Ứng dụng vẽ hình học
Chương 3: Hình chiếu trục đo
Chương 4: Hình chiều vuông góc
Chương 5: Mặt cắt và hình cắt
Chương 6: Bản vẽ chế tạo cơ khí và bản vẽ phác chi tiết
Chương 7: Biểu diễn và ký hiệu ren và các mối ghép ren
Chương 8: Bản vẽ chi tiết tiêu chuẩn, bánh răng, bộ truyền bằng răng và lò xo
Chương 9: Bản vẽ lắp
Chương 10: Sơ đồ
Một số tài liệu liên quan đến Vẽ kỹ thuật Cơ khí
- Tập bản vẽ cơ sở thiết kế máy(sách nga tập 1,2) Cuốn sách gồm rất nhiều các bản vẽ mẫu, bản vẽ các chi tiết tiêu chuẩn, bản vẽ lắp ghép, đây là tài liêu tham khảo hay và chúng ta sẽ học được rất nhiều cách thức thể hiện bản vẽ từ cuốn sách này.
- Bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí - Tập 1 bao gồm rất nhiều và đầy đủ các bài tập để chúng ta rèn luyện các kỹ năng đọc, hình dung, vẽ, trình bầy bản vẽ ...
- Bài tập vẽ kỹ thuật tập 2: gồm các bài tập vẽ bánh răng, bài tập lập bản vẽ chế tạo, bản vẽ lắp, đọc bản vẽ lắp và vẽ tách chi tiết...