[[tintuc]

Hôm nay CƠ KHÍ GMEK tiếp tục gửi đến quý bạn đọc những cuốn sách hay về Vẽ kỹ thuật cơ khí (phần 2). Ở phần 1 chúng tôi đã giới thiệu tới mọi người những cuốn sách :

  • 1. Vẽ kỹ thuật Cơ khí - LX.VƯSEPÔNXKI (Sách được dịch từ sách Nga)
  • 2. Giáo trình Hình học họa hình - V.o.GoocĐôn & M.a.xêmenxôp - Oghiepxki (Sách được dịch từ sách Nga)
  • 3. Bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí - Tập 1
  • 4. Bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí - tập 2
  • 5. Tập bản vẽ chi tiết máy - 1978

 Trong phần 2 này GMEK sẽ giới thiệu các tài liệu với những bản vẽ mẫu của các chi tiết điển hình, các bản vẽ chế tạo, các bản vẽ lép ghép một số hộp số điển hình ... để mọi người tham khảo thêm cách bố trí, trình bầy một bản vẽ kỹ thuật

Chúng tôi có giới thiệu một vài tài liệu bằng tiếng nước ngoài như  cuốn tài liệu viết bằng tiếng nga, và tiếng Anh. Các bạn sinh viên hãy rèn luyện cho mình vốn ngoại ngữ để tiếp xúc được với nguồn tài liệu và kiến thức kỹ thuật  tiên tiến từ các nước phương tây.

6. Tập bản vẽ kỹ thuật cơ khí - Tập bản vẽ chi tiết máy 2001


     Tài liệu tập bản vẽ chi tiết máy được tập thể CBGV khoa cơ khí HVKT Quân sự Biên soạn, đây là tài liệu vô cung giá trị đối với sinh viên cơ khí giúp các bạn sinh viên có cái nhìn tổng quan hơn về kỹ thuật cơ khí, Các kết cấu máy thông dụng, cách trình bầy bản vẽ lắp ghép, bản vẽ chế tạo, sơ đồ bản vẽ chung... 

     Đây cũng là tài liệu tham khảo hưu ích đối với các bạn sinh viên trong quá trình làm đồ án môn học Chi tiết máy.
Vẽ kỹ thuật cơ khí, bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí, Vẽ kỹ thuật,

Xem và Tải tài liệu: Tập bản vẽ chi tiết máy 

7. Tập bản vẽ kỹ thuật cơ khí tập 1 - Sách Nga


Sách tập bản vẽ kỹ thuật cơ khí là cuốn tài liệu của Nga ( sách bằng tiếng Nga) cuốn sách có nội dung gần như một cuốn sổ tay thiết kế cơ khí của Việt Nam. Bao gồm các chi tiết cơ khí cơ bản tiêu chuẩn, bản vẽ chế tạo của một số loại chi tiết điển hình như trục, bánh răng, trục vít, bánh xích, ... và rất nhiều các bản vẽ lắp ghép của các hộp giảm tốc thông dụng.

Tập bản vẽ kỹ thuật cơ khí - sách nga chất lượng sách in rõ ràng, các bản vẽ mẫu rất chuẩn mực đây là cuốn tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên khối ngành kỹ thuật cơ khí.
Vẽ kỹ thuật cơ khí, bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí, Vẽ kỹ thuật,



8. Tập bản vẽ kỹ thuật cơ khí - tập bản vẽ Cơ sở thiết kế máy tập 2 sách Nga

Vẽ kỹ thuật cơ khí, bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí, Vẽ kỹ thuật,



9. Manual of enigneering drawing - Hướng Dẫn Vẽ Kỹ thuật cơ khí


Manual of enigneering drawing - Tác giả Colin H. Simmons & Dennis E . Maguire
Sách gồm 32 chương, trình bày tất cả các vấn đề liên quan đến trình bày bản vẽ kỹ thuật theo tiêu chuẩn Anh và tiêu chuẩn ISO. Đọc xong sách này, bạn có thể nắm được :

– Tiêu chuẩn về khổ giấy, kiểu chữ, ghi kích thước, dung sai kiểu Anh và ISO
– Hai trường phái trình bày hình chiếu : first angle & third angle
– Phương pháp vẽ một số hình họa đơn giản
– Cách vẽ qui ước mối ghép ren, bulong, bánh răng, ổ lăn, lò xo, mối hàn …
– Điều kiện vật liệu lớn nhất (MMC), điều kiện nhỏ nhất (LMC) trong dung sai GD&T
– Một số chữ viết tắt thường dùng trong bản vẽ.
– Đọc hiểu một số bản vẽ dùng trong sản xuất.

Vẽ kỹ thuật cơ khí, bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí, Vẽ kỹ thuật, giáo trình vẽ kỹ thuật,


Tải tài liệu: Manual of enigneering drawing

10. Vẽ kỹ thuật cơ khí tập 1 - Trần hữu quế


Vẽ kỹ thuật cơ khí - tập 1 Trần Hữu Quế là cuốn sách giáo khoa về Vẽ Kỹ thuật cơ khí được dùng làm tài liệu dậy và học ở các trường kỹ thuật của Việt Nam hiện nay. Nội Dung cơ bản của cuốn sách Vẽ kỹ thuật cơ khí

Chương 1: Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ.
Chương 2: Vẽ hình học
Chương 3:Biểu diễn vật thể
Chương 4: Hình chiếu trục đo.
Chương 5: Vẽ quy ước các mối ghép
Chương 6: Vẽ quy ước bánh răng và lò xo

Vẽ kỹ thuật cơ khí, bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí, giáo trình vẽ kỹ thuật, vẽ kỹ thuật cơ khí trần hưu quế


Link xem và Tải về: Vẽ Kỹ thuật cơ khí - tập 1


11. Vẽ kỹ thuật cơ khí- tập 2 Trần Hữu Quế


Cuốn sách vẽ kỹ thuật cơ khí tập 2 được dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên hệ chính quy và hệ tại chức thuộc khóa ngành cơ khí và các nhóm ngành khác như: năng lượng, điện tử, hóa, thực phẩm, luyện kim ...của các trường đại học và có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ kỹ thuật.

Tập 2 Vẽ kỹ thuật cơ khí gồm 7 chương sau:

Chương 7: Dung sai và nhám bề mặt
Chương 8: Bản vẽ chi tiết
Chương 9: Bản vẽ lắp
Chương 10: Sơ đồ
Chương 11: Bản vẽ xây dựng
Chương 12: Tự động hóa thành lập bản vẽ

Vẽ kỹ thuật cơ khí, bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí, giáo trình vẽ kỹ thuật, vẽ kỹ thuật cơ khí trần hưu quế


Xem thêm: 10 cuốn sách về kỹ thuật cơ khí phần 1


[/tintuc]

[tintuc]


     Cơ khí GMEK là đơn vị nhiều năm trong lĩnh vực Cơ khí chế tạo, gia công cơ khí, chế tạo phục hồi  sửa chữa máy thổi khí, sửa chữa bơm hút chân không,  chế tạo bánh răng ...Với những trải nghiệm về nghề nghiệp, thiết nghĩ Vẽ kỹ thuật cơ khí là cái đầu tiên và căn bản của người làm kỹ thuật, đặc biệt là cơ khí chế tạo. Bản vẽ kỹ thuật được coi như là tiếng nói, ngôn ngữ của người làm kỹ thuật.


Vẽ kỹ thuật cơ khí, giáo trình vẽ kỹ thuật, vẽ kỹ thuật trần hữu quế, bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí, vẽ kỹ thuật


     
Vì tầm quan trọng của Vẽ Kỹ thuật  chúng tôi xin được sưa tầm và chia sẻ với mọi người các bạn sinh viên kỹ thuật, các cán bộ kỹ thuật, gia công cơ khí ...  10 cuốn tài liệu hay về Vẽ kỹ thuật Cơ khí. đây là những cuốn tài liệu chính thống được lớp lớp cán bộ kỹ thuật sử dụng làm tài liệu học tập và nghiên cứu, và ứng dụng thực tế trong quá trình thiết kế, chế tạo bản vẽ kỹ thuật.


1. Vẽ kỹ thuật Cơ khí - LX.VƯSEPÔNXKI (Sách được dịch từ sách Nga)


Vẽ kỹ thuật - Hà Quân dịch theo bản tiếng Nga.Đây được coi là cuốn sách giáo khoa đầu tiên về Vẽ Kỹ Thuật được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.

Trước khi được dịch sang tiếng Việt Cuốn sách Vẽ kỹ thuật của tác giả LX.VƯSEPÔNXKI đã là cuốn sách giáo khoa dùng trong các trường trung học dậy nghề ở Liên Xô.

Cuốn sách gồm 10 chương, bao gồm những vấn đề cơ bản về lập và đọc bản vẽ cơ khí: Vẽ hình học, vẽ hình chiếu, vẽ quy ước, bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, sơ đồ ...

Nội dung cuốn sách rất phong phú, cách thức trình bầy dễ hiểu, các hình vẽ và bản vẽ minh họa rất rõ ràng sáng sủa. trong mỗi phần, mỗi chương đều có câu hỏi kiểm tra, các bài tập và các bài vẽ thực hành đa dạng phù hợp với yêu cầu và nội dung chương trình môn vẽ kỹ thuật dùng trong các trường kỹ thuật của Nước ta.

Vẽ kỹ thuật, Vẽ kỹ thuật cơ khí, Giáo trình vẽ kỹ thuật cơ khí


Tải tài liệu tại: Vẽ Kỹ thuật cơ khí

2. Giáo trình Hình học họa hình - V.o.GoocĐôn & M.a.xêmenxôp - Oghiepxki


Hình học họa hình là môn học đòi hỏi chí tưởng tượng cao, đòi hỏi chúng ta hình dung được hình dạng và vị trí tương quan của vật thể trong không gian. Hình học họa hình cũng là môn học cơ sở của chương trình đào tạo kỹ sư cơ khí.

Cuốn sách Giáo trình Hình học họa hình được dịch từ sách của nga, đây là cuốn tài liệu bổ ích giúp cho việc học tập và nghiên cứu của các bạn sinh viên khồi nghành kỹ thuật. Cuốn sách trình bầy rất cơ bản các đối tượng của môn hình học họa hình như: như các quy tắc phép chiếu, Cách thức biểu diễn vật thể, ...

Mỗi chương trong cuốn sách đều có phần câu hỏi, bài tập ôn tập giúp ôn lại kiến thức của chương, nội dung cuốn sách rất rõ ràng cụ thể, hình ảnh minh họa rất rõ nét ...

Vẽ kỹ thuật,giáo trình hình học họa hình, Vẽ kỹ thuật cơ khí, Giáo trình vẽ kỹ thuật cơ khí, bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí



Tải tài liệu tại: Giáo trình hình học họa hình

3. Bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí - Tập 1


Cuốn sách Bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí - tập 1 nhăm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu để thực hành, rèn luyện thêm các kỹ năng về đọc và lập bản vẽ kỹ thuật.

 Nội dung cơ bản của cuốn sách: gồm 7 bài tập:

Bài tập 1: Vẽ hình học.
Bài tập 2: Hình chiếu thẳng góc.
Bài tập 3: Hình chiếu thứ ba.
Bài tập 4: Hình cắt mặt cắt.
Bài tập 5: Biểu diễn vật thể.
Bài tập 6: Quy ước vẽ ren.
Bài tập 7: Quy ước vẽ bánh răng.

Cuốn sách bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí sách là tài liệu bổ ích cho các bạn sinh viên đang chập chững bước vào chuyên ngành cơ khí.


Vẽ kỹ thuật, Vẽ kỹ thuật cơ khí,bài tập vẽ kỹ thuật cơ khi, Giáo trình vẽ kỹ thuật cơ khí, bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí, vẽ kỹ thuật cơ khí trần hữu quế


4. Bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí - tập 2


Tập 2 cuốn Bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí sẽ giới thiệu đến bạn đọc 11 bài tập, cụ thể như sau:

1. Vẽ quy ước bánh răng.
2. Lập bản vẽ chi tiết.
3. Thành lập bản vẽ thiết kế chi tiết ( Bài tập Cad)
4. Lập bản vẽ lắp.
5. Đọc bản vẽ lắp và vẽ tách chi tiết.
6. Đọc bản vẽ cơ khí.
7. Vẽ hình khai triển
 8. Vẽ Thiết kế
9. Thành lập bản vẽ lắp(bài tập CAD)
10. Đọc và vẽ sơ đồ
11.Đọc bản vẽ xây dựng

Mỗi bài tập đều có các phần: mục đích và yêu cầu, nội dung bài tập, hướng dẫn thực hiện, các đề bài, gợi ý. Số lượng đề bài nhiều, đa dạng và phong phú giúp sinh viên có nhiều đề bài để rèn luyện. Đây là cuốn tài liệu tham khảo rất bổ ích dùng cho sinh viên các ngành kỹ thuật.

Vẽ kỹ thuật, Vẽ kỹ thuật cơ khí, bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí,Giáo trình vẽ kỹ thuật cơ khí, bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí

5. Tập bản vẽ chi tiết máy - 1978


Tập bản vẽ chi tiết máy ( Nguyễn Bá Dương -Nguyễn Văn Lẫm - Hoàng Văn Ngọc - Lê Đắc Phong)

Tập bản vẽ chi tiết máy là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên các trường đại học và trung học chuyên nghiệp trong quá trình học tập và làm đồ án môn học chi tiết máy.Ngoài ra cuốn sách còn được dùng làm tài liệu cho các cán bộ khoa học kỹ thuật ở các viện thiết kế, các nhà máy và cơ sở sản xuất.

Ngoài ra Tập bản vẽ chi tiết máy Tổng hợp một loạt các loại bản vẽ chế tạo chi tiết, bản lắp ghép của hàng loạt các dạng chi tiết điển hình: bản vẽ chế tạo trục, bản vẽ chế tạo bánh răng, bạc, chi tiết hộp, ...để các bạn sinh viên cán bộ kỹ thuật có thể tham khảo cách bố trí, trình bầy một bản vẽ, ... để hoàn thiện hơn khả năng đọc và lập bản vẽ kỹ thuật cơ khí của mình.

Vẽ kỹ thuật, Vẽ kỹ thuật cơ khí, Tập bản vẽ chi tiết máy,Giáo trình vẽ kỹ thuật cơ khí, bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí

Chia sẻ 10 cuốn sách hay về vẽ kỹ thuật cơ khí (Phần 2) Gồm: 05 cuốn sách  Vẽ kỹ thuật cơ khí - Trần Hưu Quế tập 1, Tập bản vẽ Chi tiết máy - 2001, Tập bản vẽ cơ sở thiết kế máy tập 1, Tập bản vẽ cơ sở thiết kế máy tập 2 ( Sách Nga), và Cuốn sách Manual of engineering drawing. đang được chúng tôi cập nhật và chia sẻ sớm.

XEM THÊM: Chia sẻ 10 cuốn sách hay về Vẽ kỹ thuật cơ khí - Phần 2


[/tintuc]

[tintuc]Quạt Root dùng để biến đổi cơ năng nhận được từ động cơ điện thành cơ năng của dòng chất khí. Trong ngành chế tạo máy thủy khí, quạt Root là một trong các loại thiết bị quan trọng, đòi hỏi công nghệ chế tạo cao.

quạt Roots blower, Sửa chữa quạt roots blower, thiết kế chế tạo quạt roots, sửa chữa máy thổi khí, bảo dưỡng máy thổi khí
Chế tạo phục hồi cánh quạt hút chân không P = 110KW

Quạt Root được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp khác nhau như công nghiệp xi măng, giấy, in ấn, hóa chất, thực phẩm, xử lý nước thải …Trong ngành sản xuất xi măng, quạt Root được dùng để cấp khí cho silo liệu, silo xi măng, cấp khí thổi than vào lò nung klinke. Nhu cầu sử dụng quạt Root trong các ngành công nghiệp là rất nhiều, song hiện nay ở Việt Nam chưa chế tạo hoàn chỉnh được quạt Root mà vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao, không kinh tế. Để giải quyết khó khăn trên cho các cơ sở sản xuất, Chúng Tôi Công ty Cp cơ khí GMEK đã nghiên cứu và chế tạo thành công các chi tiết bộ phận quạn trọng của quạt Roots như cặp cánh quạt, cặp bánh răng ăn khớp, mặt bích, thân quạt ...( quạt hút chân không Có thông số Q= 57m3 khí/phút, P = 61.3 KW, n = 1911 vòng/ phút).

Việc thiết kế, chế tạo được kết hợp tính toán kiểm nghiệm chính xác bảo đảm cho sản phẩm hoạt động có độ tin cậy cao nhất. Tất cả các chi tiết của quạt, đặc biệt là các chi tiết quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng và độ chính xác của quạt như các rotor (cánh quạt) chủ động và bị động, cặp bánh răng ăn khớp, thân quạt, mặt bích nắp đỡ ổ bi, ...đều được thiết kế quy trình chế tạo khoa học và áp dụng nghiêm ngặt trong chế tạo.
Sửa chữa quạt roots blower, thiết kế chế tạo quạt roots, sửa chữa máy thổi khí, bảo dưỡng máy thổi khí
Một số mẫu quạt Roots blower mà Công ty Chúng tôi đã sửa chữa, bảo dưỡng

Các chi tiết sau khi chế tạo được lắp đặt, căn chỉnh đảm bảo các thông số kỹ thuật, quạt sẽ được kiểm tra nghiệm thu kỹ thuật tĩnh, và chạy thử nghiệm thu động học trước khi bàn giao cho nhà máy lắp đặt vào dây chuyền hoạt động.

Quạt Root với các chi tiết chính được giới thiệu trong bài cấu tạo cơ bản của quạt Roots blower.

Sản phẩm đã được khảo nghiệm và đưa vào chay thử, làm việc trong các dây chuyềnsản xuất của các công ty như Công ty CP Xi măng Hoàng Mai, NM nhiệt điện Uông Bí, NM nhiệt điện Phả Lại ... Kết quả quạt làm việc ổn định. Các thông số kỹ thuật đạt được tương đương với thông số của quạt mẫu.
Với mong muốn là đối tác tin cậy của quý khách hàng, Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ cho quý Công ty, khách hàng có nhu cầu sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng, bảo trì các loại quạt Root, máy thổi khí. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được những sự tư vấn chính xác về các vấn đề liên quan tới quạt root blower, hoặc máy thổi khí mà các bạn gặp phải.

Công ty CP cơ khí GMEK
Địa chỉ: Phường Dương Nội - Hà Đông - Hà Nội.
SĐT: 0916.297.765
Email: cokhigmek@gmail.com - Website:http://www.baoduongmaythoikhi.com/
[/tintuc]




[tintuc] Công ty công phần Cơ khí GMEK Xin chân trọng giới thiệu dịch vụ Sửa chữa và bảo dưỡng máy thổi khí, sửa chữa bơm hút chân không, quạt hút chân không, quạt Roots blower của tất cả các hãng sản xuất khác nhau.

Với nhiều năm nghiên cứu, sửa chữa các loại máy thổi khí khác nhau, chúng tôi tin rằng sẽ nhanh chóng xử lý tất cả các vấn đề của quý khách hàng gặp phải trong thời gian ngắn nhất có thể, tiết kiệm tối đa chi phí cho quý khác hàng.


bảo dưỡng máy thổi khí, sửa chữa máy thổi khí, máy thổi khí, Roots blower



Một số dịch vụ liên quan đến sửa chữa máy thổi khí của chúng tôi:


Sửa chữa, bảo dưỡng máy thổi khí.
Sửa chữa quạt hút chân không Roots blower.
Cung cấp các phụ tùng của máy thổi khí, quạt hút chân không.
Chế tạo phục hồi cánh máy thổi khí, cặp cánh quạt hút chân không.
Thiết kế chế tạo các chi tiết của máy thổi khí, như cặp bánh răng, xéc măng, ...



Quy trình sửa chữa, bảo dưỡng máy thổi khí của GMEK



Quy trình sửa chữa và bảo dưỡng máy thổi khí của chúng tổi gồm một số bước cơ bản sau: Kiểm tra đánh giá hiện trạng, lên phương án kế hoạch sửa chữa, sửa chữa bảo dưỡng máy về trạng thái làm việc ban đầu, chạy thử nghiệm thu kỹ thuật, báo cao kết quả, hướng dẫn kỹ thuật...



sửa chữa máy thổi khí, bảo dưỡng máy thổi khí, máy thổi khí, Roots blower




Kiểm tra đánh giá hiện trạng của máy

Đây là công việc đầu tiên trước khi tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng máy thổi khí. Các bước kiểm tra bao gồm

  •  Thu thập các bản vẽ, thông số, tài liệu kỹ thuật liên quan tới máy thổi khí cần sửa chữa bảo dưỡng.
  •  Kiểm tra trực quan: Có cái nhìn và đánh giá tổng quan nhất về tình hình hiện trạng của thiết bị.
  •  Đo kiểm tra các thông số khe hở tiêu chuẩn trước khi tháo rời: kiểm tra khe hở mặt đầu, khe hở giữa cánh và buồng, khe hở giữa hai cánh...
  • Tháo gỡ và đánh giá trực quan các chi tiết bộ phận của máy thổi khí.
  • Đo kiểm tra các kích thước các chi tiết bộ phận.
  • Lấy mẫu dầu và kiểm tra.
  • Lên kế hoạch sửa chữa.
  • Báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất, kiến nghị các giải pháp kỹ thuật cho việc sửa chữa, bảo dưỡng khi kết thúc quá trình kiểm tra, đánh giá hiện trạng của máy thổi khí ...
Công tác sửa chữa bảo dưỡng máy về trạng thái làm việc ban đầu:

Sau khi các giải pháp kỹ thuật và kiến nghị được phê duyệt, quá trình thực hiện sửa chữa và bảo dưỡng sẽ được triển khai. Phạm vi công việc cụ thể có thể thay đổi phụ thuộc vào hiện trạng của từng máy thổi khí, song bao gồm các bước cơ bản sau:

sửa chữa máy thổi khí, bảo dưỡng máy thổi khí, máy thổi khí, Roots blower


  • Vệ sinh làm sạch toàn bộ máy thổi khí.
  • Tháo rời các chi tiết bộ phận của máy thổi khí: các chi tiết và bộ phận của máy thổi khí sẽ được tháo rời bằng các đồ gá chuyên dùng và quy trình tháo dỡ chuyên nghiệp đảm bảo không làm hư hại thêm tới các chi tiết của máy thổi khí. Các chi tiết sau khi tháo rời sẽ được làm sạch bằng dầu và bảo quản cẩn thận.
  • Thiết kế các loại bản vẽ: Xây dựng bản vẽ lắp ghép để phục vụ cho quá trình lắp ghép và tái sửa chữa. Thiết kế bản vẽ chế tạo cho các chi tiết bộ phận bị hỏng, cần được phục hồi hoặc thay mới.
  • Thiết kế chế tạo các loại đồ gá tháo lắp ( đồ gá tháo lắp bánh răng, đồ gá lắp vòng bi, đồ gá lắp phớt ...)
  • Gia công chế tạo các chi tiết bộ phận của máy thổi khí (lòng xylanh của vỏ quạt, ổ bi trên mặt bích, cổ lắp bi trên trục cánh... cặp bánh răng bị mòn)
  •  Phục hồi lại biên dạng cánh máy thổi khí bị mòn.
  • Thay mới toàn bộ vòng bi, phớt chắn dầu.
  • Tổ hợp và vệ sinh lại tất cả các chi tiết bộ phận của máy thổi khí, chuẩn bị cho quá trình lắp ráp.
  • Lắp ráp, căn chỉnh máy thổi khí. Quá trình lắp ráp căn chỉnh được thực hiện bởi những người thợ có tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tháo lắp các loại máy thổi khí khác nhau, và quá trình lắp đặt căn chỉnh được giám sát bởi chuyên viên kỹ thuật giầu kinh nghiệm, đảm bảo công việc lắp máy thổi khí diễn ra đúng theo quy trình và các thông số kỹ thuật yêu cầu.
  • Kiểm tra các thông số của máy thổi khí, quạt Roots blower sau khi lắp và nghiệm thu kỹ thuật.
  •  Sơn bảo vệ.


Với đội ngũ công nhân lành nghề, kỹ thuật có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, nghiên cứu, sửa chữa các loại máy thổi khí| quạt hút chân không dạng Roots blower , Chúng tôi rất mong muốn và hân hạnh được hợp tác với các quý công ty có nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa các loại máy này.


CÔNG TY CP CƠ KHÍ GMEK
Địa chỉ: Phường Dương Nội - Hà Đông - Hà Nội
SĐT: 0916.297.765
[/tintuc]

[tintuc]


Đọc bản vẽ là hiểu rõ hình dạng khổi của chi tiết theo hình biểu diễn trên bản vẽ, xác định kích thước của chi tiết, nhám bề mặt và các số liệu khác có trên bản vẽ

Cách đọc bản vẽ kỹ thuật, cách đọc bản vẽ kỹ thuật xây dựng, bản vẽ co khí, vẽ kỹ thuật cơ khí

Trình tự đọc bản vẽ kỹ thuật


1. Đọc khung tên của bản vẽ, từ đó biết được tên gọi chi tiết, tên gọi và mác vật liệu, tỷ lệ biểu diễn, ký hiệu bản vẽ.
2. Xác định xem bản vẽ có hình chiếu nào và hình chiếu nào là hình chiếu chính.
3. Phân tích hình chiếu trong sự liên quan giữa chúng và xác định hình dạng của chi tiết một cách tỉ mỉ.
4. Phân tích theo bản vẽ kích thước của chi tiết và các phần tử của nó.
5. Xác định độ nhám bề mặt của chi tiết gia công nếu hình biểu diễn không ghi độ nhám thì chúng được ghi ở góc trên bên phải của bản vẽ.
6. Đọc các yêu cầu kỹ thuật.

Cách đọc bản vẽ kỹ thuật, cách đọc bản vẽ kỹ thuật xây dựng, bản vẽ co khí, vẽ kỹ thuật cơ khí

     Trên đây là trình tự các bước đọc bản vẽ kỹ thuật cơ khí, song trên thực tế không nhất thiết phải đi theo tuần tự các bước trên. Chúng ta nên đọc và hiểu hết các nội dung của nhà thiết kế đưa vào trong bản vẽ để có thể chế tạo hoàn chỉnh chi tiết theo yêu cầu. 
[/tintuc]

[tintuc]
Mỗi bản vẽ kỹ thuật đều có khung bản vẽkhung tên riêng. Khung tên đặt trên bản vẽ bao hàm những nội dung của sản phẩm như tên gọi sản phẩm,mác vật liệu, tỷ lệ bản vẽ, ký hiệu bản vẽ ...

Trong kỹ thuật khung tên bản vẽ được tiêu chuẩn hóa. Dưới đây Cơ khí GMEK giới thiệu Các dạng khung tên thường dùng trong nhà trường và trong sản xuất


Cách bố trí khung tên trên các khổ giấy


Khung tên được đặt dọc theo cạnh của khung bản vẽ ở góc phía dưới bên phải bản vẽ.
Khung tên bản vẽ, Khung tên bản vẽ kỹ thuật, Khung tên bản vẽ a3, khung tên bản vẽ a0 , khung tên bản vẽ a1, vẽ kỹ thuật cơ khí, bản vẽ kỹ thuật cơ khí, vẽ kỹ thuật

Khung tên bản vẽ ở khổ giấy a3
Khung tên bản vẽ, Khung tên bản vẽ kỹ thuật, Khung tên bản vẽ a3, khung tên bản vẽ a0 , khung tên bản vẽ a1, vẽ kỹ thuật cơ khí, bản vẽ kỹ thuật cơ khí, vẽ kỹ thuật

Vị trí khung tên trên các khổ giấy chính

Khung tên bản vẽ dùng trong trường học

Khung tên bản vẽ, Khung tên bản vẽ kỹ thuật, Khung tên bản vẽ a3, khung tên bản vẽ a0 , khung tên bản vẽ a1, vẽ kỹ thuật cơ khí, bản vẽ kỹ thuật cơ khí, vẽ kỹ thuật

Khung tên bản vẽ dùng trong trường học


Nội dung của khung tên bản vẽ:
Ô 1: Đầu đề bài tập hay tên gọi chi tiết
Ô 2: Vật liệu của chi tiết
Ô 3: Tỉ lệ
Ô 4: Kí hiệu bản vẽ
Ô 5: Họ và tên người vẽ
Ô 6: Ngày vẽ
Ô 7: Chữ ký của người kiểm tra
Ô 8: Ngày kiểm tra
Ô 9: Tên trường, khoa, lớp

Khung tên bản vẽ dùng trong sản xuất

Khung tên bản vẽ, Khung tên bản vẽ kỹ thuật, Khung tên bản vẽ a3, khung tên bản vẽ a0 , khung tên bản vẽ a1, vẽ kỹ thuật cơ khí, bản vẽ kỹ thuật cơ khí, vẽ kỹ thuật


Ô 1: ghi tên gọi sản phẩm phải chính xác , gắn gọn, phù hợp với danh từ kỹ thuật, tốt nhất là một vài từ VD: Trục, bánh răng v.v..
Ô 2: Ghi ký hiệu bản vẽ. Ký hiệu này sau khi xoay 180 độ - cũng ghi ở góc trái phía trên bản vẽ( đối với bản vẽ đặt dọc thì ghi ở góc phải phía trên) với đầu các ký hiệu hướng về phía khung tên, như vậy sẽ thuận tiện cho việc tìm kiếm bản vẽ và giữ cho bản vẽ không bị thất lạc.
Ô 3: Vật liệu chế tạo chi tiết.
Ô 4: Ghi ký hiệu bản vẽ. Bản vẽ dùng cho sản xuất đơn chiếc ghi chữ ĐC; loạt ổn định ghi chữ A, hàng loạt hay đồng loạt ghi chữ B, .....
Ô 7: Ghi số thứ tự tờ. Nếu bản vẽ chỉ có một tờ thì Ô 7 để trống.
Ô 8: Ghi tổng số tờ của bản vẽ.
Ô 9: Tên cơ quan phát hành ra bản vẽ.
Ô 14 - 18: là bảng sửa đổi. Việc sửa đôi bản vẽ chỉ được giải quyết ở cơ quan, xí nghiệp bảo quản bản chính.
Ô 14: ghi ký hiệu sửa đổi( các chữ a,b,c ...) đồng thời các ký hiệu này cũng được ghi lại bên cạnh phần được sửa đổi( đã đưa ra ngoài lề) của bản vẽ.

Giới thiệu 10 cuốn tài liệu vẽ kỹ thuật cơ khí chọn lọc

Cơ khí GMEK là đơn vị nhiều năm trong lĩnh vực Cơ khí chế tạo, gia công cơ khí, chế tạo phục hồi sửa chữa máy thổi khí, chế tạo bánh răng ...Với những trải nghiệm về nghề nghiệp, thiết nghĩ Vẽ kỹ thuật cơ khí là cái đầu tiên và căn bản của người làm kỹ thuật, đặc biệt là cơ khí chế tạo. Bản vẽ kỹ thuật được coi như là tiếng nói, là ngôn ngữ của người làm kỹ thuật.

Vì tầm quan trọng của bản Vẽ Kỹ thuật chúng tôi xin được sưa tầm và chia sẻ với mọi người nhất là các bạn sinh viên chuyên ngành kỹ thuật 10 cuốn tài liệu Vẽ kỹ thuật Cơ khí chọn lọc. đây là những cuốn tài liệu chính thống được lớp lớp cán bộ kỹ thuật sử dụng làm tài liệu học tập, nghiên cứu, và ứng dụng thực tế trong quá trình thiết kế, chế tạo bản vẽ kỹ thuật.


Vẽ kỹ thuật cơ khí, tài liệu vẽ kỹ thuật cơ khí, giáo trình vẽ kỹ thuật cơ khí, bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí,




CÔNG TY CP CƠ KHÍ GMEK
[/tintuc]

[tintuc]


     Để tiện bảo quản và lưu trữ các bản vẽ phải được lập trên những khổ giấy kích thước được tiêu chuẩn hóa.

     Khổ giấy được xác định bằng các kích thước mép ngoài của bản vẽ (vẽ bằng nét liền mảnh)

Khổ giấy a4, kích thước khổ giấy a4,khổ giấy a1, kích thước khổ a1, khổ giấy a0, kích thước giấy a3 , giấy a4, khổ giấy, kích thước a2,  kích thước giấy a1,  khổ giấy a2,

Những khổ giấy chính bao gồm:


     khổ giấy A0, khổ giấy A1, khổ giấy A2, khổ giấy A3, khổ giấy A4. Khổ giấy A0 có kích thước 1189 x 841 mm, có diện tích bằng 1 m2. Các khổ giấy còn lại được chia ra từ khổ giấy A0 .


Khổ giấy a4, kích thước khổ giấy a4,khổ giấy a1, kích thước khổ a1, khổ giấy a0, kích thước giấy a3 , giấy a4, khổ giấy, kích thước a2,  kích thước giấy a1,  khổ giấy a2,

     Kí hiệu và kích thước của các khổ giấy chính theo bảng dưới đây
Khổ giấy a4, kích thước khổ giấy a4,khổ giấy a1, kích thước khổ a1, khổ giấy a0, kích thước giấy a3 , giấy a4, khổ giấy, kích thước a2,  kích thước giấy a1,  khổ giấy a2,

Kích thước khổ giấy A4


     Trong bản vẽ kỹ thuật tùy vào hình dạng kích thước của chi tiết mà ta chọn khổ giấy sao cho phù hợp. Trong các khổ giấy chính thì  Khổ giấy A4khổ giấy được dùng phổ biến hơn cả.



kích thước khổ giấy a4, khổ giấy a4
Kích thước cách bố trí bản vẽ  trên Khổ giấy A4
     Đường liền mảnh là đường bao khổ giấy, đường nét liền đậm là khung bản vẽ, khung này cách mép tờ giấy một khoảng bằng 5mm. Cạnh trái của khung cách mép trái tờ giấy một khoảng bằng 20 mm để đóng quyển.


Kích thước khổ giấy A3


Hai khổ giấy A3khổ giấy A4 là hai khổ giấy được dùng phổ biến nhất trong vẽ kỹ thuật cơ khí.Kích thước Khổ giấy A3  là 420 x 297 mm. Cụ thể như hình dưới.


Kích thước khổ giấy a3, Khổ giấy a3
Kích thước và cách bố trí bản vẽ trên khổ giấy A3

Kích thước các khổ giấy phụ trong vẽ kỹ thuật.



     Trong vẽ kỹ thuật ngoài các khổ giấy chính là khổ giấy A0, Khổ giấy A1,Khổ giấy A2, Khổ giấy A3, Khổ giấy A4. Cũng cho phép dùng các khổ giấy phụ(không khuyến khích). Kích thước cạnh cuả khổ giấy phụ là bội số của số của kích thước cạnh của khổ giấy A4( khổ giấy 11) như chỉ dẫn ở hình dưới.
Khổ giấy a4, kích thước khổ giấy a4,khổ giấy a1, kích thước khổ a1, khổ giấy a0, kích thước giấy a3 , giấy a4, khổ giấy, kích thước a2,  kích thước giấy a1,  khổ giấy a2,

[/tintuc]

[tintuc]

Thực trạng đáng buồn của các Thư viện sách các trường đại học cao đăng….

Mỗi trường Đại học, cao đẳng và trung cấp đều có một Thư viện sách là kho tài liệu quý báu cho những sinh viên. Ở đây lưu trữ rất nhiều các tài liệu hay, những tài liệu mà khéo ngay cả trên thị trường sách cũng không còn hoặc không có, với mục tiêu là tạo cho các sinh viên có một môi trường học tập tốt nhất, có thể tra cứu tìm kiếm tài liệu hoàn toàn miễn phí, tự đọc và tự học.
Thực trạng thư viện sách các trường đại học cao đẳng
Ảnh minh họa - Thư viện sách Tạ Quang Bửu

Tuy nhiên một hiện trạng đáng buồn là các Thư viện nhà trường không được sự đón nhận của các sinh viên, bằng chứng là việc sinh viên đến Thư viện học cũng như tìm kiếm tài liệu là cực kỳ ít. Tôi đã đi tới rất nhiều Thư viện của các trường đại học, cao đẳng lớn nhỏ trong địa bàn Hà Nội thì thấy thực trạng sinh viên đến thư viện rất thưa thớt. Nhiều đầu sách hầu như không được sinh viên sử dụng mặc dù đây là những đầu sách mà những người đi làm như tôi cảm thấy rất giá trị.

Thư viện bị bỏ quên còn các quán net thì mọc lên như mối mản.


Khác hăn không khí ảm đạm và hầu như không có mấy bóng người trong Thư viện thì ở cách đó vài trăm mét các quán net hầu như lúc nào cũng đông kín người, có nhiều khi phải đứng chở máy dù đó là cả một dãy phố chủ yếu kinh doanh quán nét nhưng quán nào cũng tình trạng hết máy.

Các bạn cứ nói chế độ giáo dục không tốt nhưng các bạn cũng nên nhìn lại chính bản thân các bạn. Xa gia đình không chịu sự quản lý của bố mẹ, phải chăng các bạn đã sống buông thả hơn mà theo ý nghĩ các bạn là cách sống tự lập, văn minh và làm những gì các bạn thích.

Thiết nghĩ nhà nước, trường học đã bỏ khoản tiền rất lớn để duy trì cũng như sưu tầm các tài liệu hay cho các sinh viên mà những cuốn sách đó giờ nằm bám đầy bụi bẩn trên giá sách. Đó không chỉ là thiệt hại cho nhà trường mà cũng là sự phung phí của chính các bạn sinh viên.
Mong rằng đọc xong bài viết này của tôi các bạn sẽ có cách nhìn nhận tích cực hơn và sử dụng tốt kho tài liệu sách tại chính thư viện trường bạn.
Nói thêm một chút là hầu như tất cả các đầu sách hay trên trang tài liệu cơ khí chúng tôi đang xây dựng nguồn chủ yếu từ các thư viện sách của các trường đại học cao đẳng…

 [/tintuc]

THƯ VIỆN GMEK

Đ/C: Đường Lê Trọng Tấn, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

Tel: 0916 72 69 59

HOTLINE 1

0916 72 6959

EMAIL

Thuviensachgmek@gmail.com

Đăng ký nhận newsletter

© 2015 - Bản quyền của GMEK

Sửa chữa máy thổi khí | Bảo dưỡng máy thổi khí